Đặc điểm Lợn rừng Bắc Trung Hoa

Một miếng thịt của một con heo rừng Việt Nam săn bắn được ở Hướng Hóa, đối với heo rừng thật thì trên da của chúng ở mỗi lỗ chân lông mọc ra ba sợi lông, trong khi heo nhà chỉ mọc ra một sợi

Đây là loại lợn sống ở rừng rất hung giữ và khó thuần hóa. Lợn rừng Việt Nam thuần chủng có thân hình cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, mình hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có ba ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn. Vai chúng thường cao hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy , mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ[6]

Một số con có mõm dài, có da dày, lông nâu bạc, lúc nhỏ có sọc dưa, chân cao, có lông bờm, thân mảnh, ở tuổi trưởng thành lợn rừng có răng nanh, ba lông chụm. Chúng có sọc vàng hơn, lông lơ phơ, mọc thẳng đứng, tai nhọn bé như tai chuột, thân lép, mông tóp, chân cao, móng chân chụm. Khi trưởng thành lợn rừng Việt Nam còn có thêm đặc điểm mới là lông bờm phát triển hơn, lông cứng, dựng đứng. Thịt của lợn rừng Việt hầu như không có mỡ lưng, ít mỡ và đặc biệt là thịt rất thơm ngon bổ dưỡng.

Loại lợn rừng ở Tây Yên Tử được gọi là con quái vật của rừng già, chúng sống ở nơi có những rừng tre trúc rất lớn, thức ăn bổ dưỡng là măng có quanh năm, nên giống lợn rừng ở đây to lớn, hung dữ lạ lùng. Các thợ săn tại khu vực này săn được những con lợn rừng nặng đến cả tạ, nanh dài đến gang và cũng không ít người mang thương tật nặng vì loài vật này.[7] Một con lợn khoảng 123 kg nếu bán nguyên con cho các quán được 40.000đ/1 kg, xẻ thịt được khoảng 50.000đ/1 kg.[8]

Con lợn rừng mẹ thường nhỏ, thường chỉ từ 35 – 50 kg, mõm dài và nhọn, đầu nhỏ, tai nhỏ, cổ dài thắt ngẫng, không có má, đẻ ít con, lợn chậm lớn, màu lông thường là hung đen, thịt cơ bản không có mỡ và 97% là thịt nạc. Tuy nhiên rừng thuần Việt đối với lợn con mới đẻ nuôi rất khó và hay bị chết do hay bị bệnh đi phân trắng. Lợn mẹ thường đẻ ít con khoảng 2-3 con/lứa. Chúng có lông lá xù xì phóng nhanh, trông thì hung dữ nhưng lũ lợn rừng nếu bị lai thì lại có bản tính hiền lành, giống lợn rừng lai lại có được tính hiền lành của mẹ nhưng lại phàm ăn [7]

Lợn rừng Việt Nam lai lợn rừng Thái Lan được coi là loại giống ưu việt, do con giống ở đời này đã loại bỏ được những nhược điểm ở lợn rừng Thái và phát huy được những ưu điểm của lợn rừng Việt Nam, lợn mẹ trưởng thành cũng chỉ khoảng 35 – 60 kg, mõm dài và nhọn, cổ dài thắt ngẫn, tai nhỏ, đầu nhỏ, không có má, dáng cao, thân dài, màu lông thường là hung đen, đẻ con vừa phải khoảng 5 – sáu con/lứa, thịt không có mỡ thì có 95% là thịt nạc.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lợn rừng Bắc Trung Hoa http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lon-rung-dai... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-gio-lon-ru... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lon-rung-tan-... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://baophapluat.vn/noi-bat-tren-bao-in/tien-ti-... http://baotintuc.vn/dan-toc/nuoi-lon-rung-lai-cho-... http://danviet.vn/nong-thon-moi/nguoi-phu-nu-thuan... http://danviet.vn/nong-thon-moi/nuoi-lon-rung-thu-... http://danviet.vn/thoi-su/can-canh-phong-vien-bi-l... http://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=c...